CÁCH PHÒNG TRÁNH DỊCH NHANH NHẤT ĐÓ LÀ TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO PHỔI

14 Loại nước từ tự nhiên giúp tăng sức đề kháng bạn nên áp dụng – Vừa khỏe lại vừa đề phòng dịch bệnh 

——————————-

1. : Chanh hấp đường phèn: Lấy vài quả chanh, rửa thật sạch, xắt lát mỏng, để cả vỏ và hột, trộn với đường phèn, hấp cơm. Dùng ăn
trước bữa ăn trong vài ngày liền. Một ngày ăn hai lần càng tốt.

2. Nước sinh tố khế: Tác dụng giải khát, giải nhiệt, hạ sốt, long đờm giảm ho, tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

3. Nước dứa kết hợp lê: Tác dụng làm êm dịu thần kinh, thanh nhiệt, nhuận phế, trừ ho đàm, giúp cơ thể chống được cái nhiệt của mùa hè, bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn được mát mẻ.

4. Nước ép rau hỗn hợp: Có thể dùng các loại rau như: Rau cần tây 50 g, rau diếp quắn 100 g, bắp cải 100 g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay, ép lấy nước chia 2-3 lần uống trong ngày lúc đói bụng sẽ rất tốt cho bệnh nhân viêm phổi

5. Nước cà chua và rau cần tây: Cà chua 1 quả, rau cần tây 100 g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100 ml. Xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm nước chanh vắt để uống (những trường hợp không bị tiểu đường có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống)

6. Húng chanh chưng đường phèn: Lá húng chanh tươi 20 g rửa sạch, xắt nhỏ. Đường phèn (hoặc mật ong) 20 g. Cho hai thứ vào tô sành hoặc tô thủy tinh, đem chưng cách thuỷ. Chắt lấy nước để uống. Uống từ từ từng ngụm nhỏ

7. Chanh hấp nghệ: Nghệ đem rửa sạch, giã nhỏ, trộn với muối, đường, chanh trong tô sành hoặc tô thủy tinh, đem hấp cơm. Dùng ăn
trước bữa ăn, mỗi ngày ăn một lần.

8. Lê nấu hành tươi: Lê 1 quả, hành tươi 7 cây (cả lá và rễ), đường trắng 50 g. Hành đem rửa sạch, xắt nhỏ, lê gọt vỏ, xắt lát. Hai thứ cho vào nồi, nấu với 500 ml nước, sôi khoảng 5 phút, rồi cho đường vào hòa đều.
Dùng nước này để uống, ăn hành và lê, ngày 2-3 lần.

9.Trà tam hoa: Hoa khế 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hoa kim ngân 12 g, đường phèn (hoặc mật ong) 15 g. Hoa khế, hoa đu đủ, hoa kim ngân rửa sạch, cùng với đường phèn cho vào bát sành có ít nước lọc, đặt trong nồi có nước, đậy nắp kín, chưng cách thuỷ, để sôi nho nhỏ, càng lâu càng tốt. Chia uống 2 lần trong ngày.

10. Trà hoa mướp và mật ong: Hoa mướp 12 g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 phút, sau đó pha thêm 30 g mật ong, uống
thay trà trong ngày, mỗi ngày pha để dùng 2 tháng

Trà kim ngân hoa, mật ong: Kim ngân hoa 30 g rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với 500 ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50 g mật ong. Chia uống 2-3 lần trong ngày.

11. Lá xương sông, lá hẹ hấp mật ong: Lá xương sông 6 g, lá hẹ 6 g, mật ong 50g, đường trắng 20g. Lá xương song và lá hẹ đem rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào bát sành cùng với đường trắng, mật ong. Đem hấp vào nồi
cơm, khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc để uống, chia 4-5 lần trong ngày.

12. Trà xương sông, lá dâu: Lá xương sông, lá dâu, bạc hà, mỗi thứ 20 g. Tất cả rửa sạch, nấu nước để uống ấm (cách 30 phút uống 1 lần).

13. Trà rau cần, táo đỏ: Món ăn, thức uống nên dùng ở giai đoạn toàn phát với các triệu chứng như sốt cao, không ramồ hôi, ho ra đờm vàng, hoặc có dính máu, miệng khô khát, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi hồng.
Rau cần tây 150 g đem rửa sạch, cắt nhỏ. Táo đỏ 2 quả rửa sạch bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu với 1 lít nước, sắc còn 750 ml, uống thay nước trà trong ngày.

14. Trà bách hợp, mật ong: Bách hợp 30 g rửa sạch, tách múi. Mật ong 50 g. Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy. Chia ăn 2 lần trong ngày.
Dùng 7 ngày là một liệu trình

#minhthiduocsi.com

#nhathuocminhthi

Web có sử dụng cookies để tăng cường trải nghiệm sử dụng.