BẠN CÓ ĐANG MẮC PHẢI 6 SAI LẦM THƯỜNG GẶP VỀ LÀM SẠCH RĂNG?

Làm sạch răng miệng là một điều cơ bản nhưng chúng ta vẫn thường hay mắc sai lầm.

—————————————

ĐÁNH RĂNG SAU BỮA SÁNG

Chúng ta thường cho rằng đánh răng sau bữa sáng là tốt vì sẽ đánh bay mảng bám và mùi thức ăn. Tuy nhiên, đó lại là một quan niệm sai lầm.

Bạn nên làm sạch răng trước khi ăn sáng, tốt nhất là ngay khi thức dậy. Trong khi chúng ta ngủ, mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong miệng, lí do làm hơi thở buổi sáng không được thơm tho.

LÀM SẠCH RĂNG 1 PHÚT 30 GIÂY

Đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu là vì chúng ta chưa biết thời gian chính xác cho việc đánh răng. Nhiều vấn đề sâu răng bắt đầu diễn ra bởi thực tế là mọi người không dành thời gian vệ sinh đủ lâu.

2 phút là lượng thời gian tối ưu để làm sạch răng.

ĐÁNH RĂNG KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH

Sâu răng có thể tấn công răng nếu bạn không đánh răng đúng cách. Bạn có thể làm sạch răng một cách có hệ thống để đạt được lợi ích cao nhất.

Chia nhỏ thời gian đánh răng từ 2 phút thành 30 giây ở góc dưới bên phải của miệng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài răng, sau đó di chuyển xuống phía dưới bên trái và lặp lại với trên cùng bên phải và trên cùng bên trái.

DÙNG NƯỚC SÚC MIỆNG NGAY SAU KHI ĐÁNH RĂNG

Đây là một sai lầm phổ biến vì chúng ta thường hiểu lầm về cách sử dụng nước súc miệng. Nếu đã làm sạch răng hiệu quả, bạn thực sự không cần nước súc miệng. Nước súc miệng gây bất lợi nếu được sử dụng trực tiếp sau khi đánh răng vì nó lấy đi “lá chắn fluor” mà kem đánh răng để lại.

Nước súc miệng có thể có lợi nếu bạn có xu hướng bị nhiễm trùng răng hoặc sâu răng, nhưng bạn nên sử dụng nó vào một thời điểm riêng biệt trong ngày (sau bữa ăn, ngay khi về nhà,…)

DÙNG TĂM XỈA RĂNG

Hầu như mọi người thường có thói quen xỉa răng sau khi ăn. Việc này không những không giúp bạn làm sạch mảng bám thức ăn mà còn làm hàm răng của bạn xấu xí đi vì những “lỗ thông gió”.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng lại sau bữa ăn.

#minhthiduocsi.com

Web có sử dụng cookies để tăng cường trải nghiệm sử dụng.