CÁC MÓN KHẮC KỴ CÓ THỂ NGỘ ĐỘC

1. Uống Sữa pha với nước Củ Dền gây ngộ độc:

Dùng chung sẽ dẫn đến khó thở, tim rối loạn, thân tím tái. Nguyên nhân là chất nitrat trong nước củ dền rất dễ kết hợp với hồng cầu của bệnh nhân, làm cản trở sự vận chuyển ôxy trong cơ thể. Dùng vào cấp tính hoặc dùng nhiều lần cơ thể sẽ bị thiếu ôxy, tím tái, tính mạng bị đe dọa.

2. Tào phớ – Tàu hủ với mật ong ăn có thể tử vong:

Đậu phụ (Tàu hủ) không được dùng với mật ong.Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.

3. Sữa đậu nành và Trứng gà không được dùng chung:

Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.Trứng gà và Sữa đậu nành nếu ăn cùng một lúc sẽ hạn chế giá trị dinh dưỡng của nhau.

4. Sữa bò và nước Hoa quả không nên dùng chung:

Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

5. Củ cải trắng và các loại Lê, Táo, Nho không nên dùng chung:

Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

6. Khoai lang và Quả hồng không ăn chung:

Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

7. Thịt chó và nước Trà độc hại:

Tanin trong nước trà tác dụng với protein trong thịt chó làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này, ruột tích tụ nhiều chất có hại dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

8. Bình bát (Trái mãng cầu) kỵ Thanh long ăn vào sẽ chết.

9. Sương sáo kỵ Mật ong.

10. Thịt con Cóc kỵ Chùm ruột trái hoặc cây:

Không nên dùng bớt bằng cây chùm ruột làm thịt cóc.

11. Mật ong không kết hợp 9 loại thực phẩm, nếu dùng chung trúng độc:

A. Sữa đậu nành: đậu hũ thường có thạch cao, còn mật ong thì lại có đường. Nếu 2 thành phần này kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra hiện tượng đông cứng và vón thành cục trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi nặng hơn là có thể bị hôn mê, hay tử vong.

B. Hành: Mật ong có tác dụng thanh nhiệt; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc, và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.

C. Hẹ: Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng khi hệ tiêu hóa tương đối ổn định, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.

D. Cua: Cua tính hàn; nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, sẽ rất dễ bị tiêu chảy, thậm chí trúng độc.

E. Cá Diếc: Ăn chung với mật ong sẽ làm trúng độc kim loại nặng, hậu quả rất nghiêm trọng.

F. Cá Chép: Cá chép và mật ong kết hợp cùng nhau sẽ trở thành độc dược. Nếu lỡ ăn phải thực phẩm này thì hãy dùng nước đậu đen và cam thảo để giải độc.

G. Cây Thì Là: Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

H. Cơm: Mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

I. Nước đun sôi (nhiệt độ tốt nhất để pha mật ong là khoảng 35oC):

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú, nếu cho nước sôi vào sẽ làm cho mật ong không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong.

Đồng thời, mật ong cũng không dùng cho các trường hợp sau:

– Trẻ dưới 1 tuổi.

– Người đau bụng tiêu chảy, tim mạch, huyết áp thấp.

– Người tiểu đường.

– Người cảm cúm và đang sử dụng thuốc.

– Người bệnh xơ gan.

– Người mới phẫu thuật xong.

#minhthiduocsi.com

#nhathuocminhthi

Web có sử dụng cookies để tăng cường trải nghiệm sử dụng.