QUAN SÁT CƠ THỂ ĐỂ BIẾT BẠN ĐANG THIẾU LOẠI VITAMIN NÀO?

QUAN SÁT CƠ THỂ ĐỂ BIẾT BẠN ĐANG THIẾU LOẠI VITAMIN NÀO?

Cơ thể chúng ta rất kì diệu, khi bộ máy bên trong có vấn đề hoặc thiếu hụt dưỡng chất, cơ thể sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Hãy quan sát các dấu hiệu bất thường (nếu có) để biết chị em mình đang thiếu vitamin nào nhen!

1 – Dễ bầm tím

Vitamin K giúp ngăn chặn việc chảy máu cả bên trong và ngoài cơ thể. Khi tay chân thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím dù không va đập vào đâu, nhấn vào cũng không có cảm giác đau chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin K rồi đấy.

Khắc phục: Bổ sung các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và cải bắp. Ngoài ra vitamin K còn có nhiều trong dầu đậu nành, dâu tây và sữa nguyên kem.

2 – Nổi mụn li ti quanh miệng

Khi có dấu hiệu mụn li ti thậm chí hơi loét ở vùng mép, quanh miệng, có thể bạn đang thiếu vitamin B2. Ngoài ra còn có các triệu chứng nứt mép, viêm miệng và viêm lưỡi.

Khắc phục: Vitamin B2 có nhiều trong gan, trứng, nấm, yaourt, thịt cá và rau xanh. Chị em cũng có thể bổ sung vitamin B2 qua viên uống nè (nhớ phải có ý kiến của bs, dược sĩ nha)

3 – Rụng tóc, dễ ra mồ hôi

Vitamin E sẽ liên quan đến các vấn đề về da và tế bào. Thiếu vitamin E da dẻ dễ khô, xỉn màu, tóc rụng, cơ thể dễ ra mồ hôi.

Khắc phục: Vitamin E có nhiều trong rau chân vịt, bông cải xanh, khoai môn, cà chua, kiwi, giá đỗ và các loại hạt. Chị em cũng có thể bổ sung viên uống vitamin E, nhớ là uống sau khi ăn để vitamin E được hấp thụ tốt nhất.

4 – Phát ban, ngứa

Cơ thể hay nổi mẩn ngứa, khô môi, hay tê tay, hệ miễn dịch kém là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt vitamin B6.

Khắc phục: Vitamin B6 không thể tự tổng hợp trong cơ thể nên chị em cần phải đảm bảo nạp đủ lượng vitamin B6 từ chế độ ăn uống. Em này có nhiều trong sữa, cá hồi, cá ngừ, cải bó xôi, quả bơ và chuối. Hoặc có thể bổ sung viên uống nếu cần thiết nha.

5 – Khô, tróc môi, nhiệt miệng

Ngoài nhiệt miệng thì thiếu vitamin C còn khiến chị em dễ bị viêm nướu, chảy máu chân răng. Môi, tóc và da đều khô, dễ bong tróc.Khắc phục: Chị em có thể uống vitamin (500mg – 1000mg) hằng ngày hoặc bổ sung qua đường thực phẩm với các loại hoa quả như măng tây, bông cải xanh, cà chua, cần tây,… dứa, táo, ổi và cam, bưởi, quýt.

6 – Ăn không ngon miệng

Thiếu hụt B12 có thể dẫn đến táo bón mãn tính, khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và chán ăn. Ngoài ra còn có dấu hiệu suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.

Khắc phục: Vitamin B12 có nhiều trong gan động vật, ngao, thịt bò, cá ngừ, ngũ cốc, trứng và cá hồi

Mệt mỏi, yếu cơ vitamin D Khi cơ thể bạn hay nhức mỏi, cơ bắp yếu ớt thì có thể bạn đang thiếu vitamin D. Nếu ko kịp thời bổ sung, về lâu về dài dễ dẫn đến còi xương, loãng xương.

Khắc phục: Các thực phẩm giàu vitamin D gồm cá, lòng đỏ trứng, gan, dầu cá, sữa, bột mì, dầu ăn, ngũ cốc… Chị em cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bánh flan, phô mai.

8 – Mệt mỏi, giảm thị lực

Khi cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, đặc biệt là mỏi mắt, giảm thị lực, có thể bạn đang thiếu vitamin A. Da dẻ kém sắc, sần sùi cũng là dấu hiệu mà cơ thể nhắc nhở bạn cần bổ sung vitamin A.

Khắc phục: Vitamin A có nhiều trong trứng, cá, thịt, gan động vật, tôm, các loại rau như rau muống, xà lách, rau ngót, rau dền và các loại rau củ quả như gấc, cà rốt, đu đủ, xoài…

9 – Nóng rát ở bàn chân thiếu vitamin B5

Ngoài việc cải thiện các tổn thương ngoài da, vitamin B5 cũng có hiệu quả đối với xương khớp và cơ. Nếu bàn chân, cẳng chân dễ nóng rát dù vận động hay ko vận động thì khả năng cao bạn đang thiếu vitamin B5.

Khắc phục: Vitamin B5 có nhiều trong bông cải xanh, các loại các loại nấm, cà chua, dâu tây, khoai lang, khoai tây, thịt gà. Thoa vitamin B5 ngoài da cũng sẽ giúp làm dịu da giảm tình trạng bỏng rát, khó chịu.

#minhthiduocsi.com

#nhathuocminhthi

Web có sử dụng cookies để tăng cường trải nghiệm sử dụng.